Sách tướng gà đá - Đạo kê diễn nghĩa ( Hồi 8 )


111. Đạo gà như thể trăm hoa, 
112. Biết đâu mà kể vảy xa vảy gần. 

Thú chọi gà được Sử Ký đề cập đến tại xứ ta ít nhất là từ cuối thế kỷ thứ mười ba vì khi quân Nguyên xâm lấn nước ta thì Thái-Sư-Thượng-Phụ Hưng Đạo Đại Vương có khiển trách binh sĩ và các tì tướng của ngài về tội mê chọi gà.

Nước ta có chiến tranh triền miên. Khi Pháp chiếm kinh thành Huế thì đã thiêu rụi thư viện quốc gia. Kinh sách, tài liệu hiếm quý phút chốc tan biến thành khói. Có thể là các pho sách bị đốt bao gồm những tài liệu thơ phú liên quan tới Đạo Kê của cổ nhân.

"Đá như trong Kinh" - Người xưa dày công nghiên cứu kê pháp và xem nó như nghề nghiệp. Ðạo Kê (Gọi là Kê Ðạo theo cách đọc của Hán văn hoặc Ðạo Kê theo lối đọc của Việt văn) là Đạo, là Nghiệp có lẽ vì nó đòi hỏi sự hiểu biết có bài bản.

113. Xa gần nó ở ngoài chân, 
114. Lộ dung hình dữ nên phân thế này. 
115. Con nào đá cựa đá tầy, 
116. Đá ngang đá dọc đá rày chẳng kiêng. 
117. "Vy đao" "yểm địa" "thắt biên", 
118. Thì ra vảy ấy bất kiêng bất nhường. 

Theo tài liệu của mình thì Giáp Vy Đao không phải là những vảy nhỏ của hàng thới đi lên mà là vảy của hàng Quách (còn gọi là hàng Nội). Giáp Vy Đao có mũi nhọn như mũi dao chỉa vào cựa. Giáp Vy Đao phải có từ ba mũi trở lên. Nếu chỉ có hai mũi thì nó có tên là Song Phủ Đao.
Chiến kê có Giáp Vy Đao ra đòn ác độc sát phạt tới tấp dọc ngang khiến đối phương không kịp thở.




Vảy Yểm Ðịa là một vảy nhỏ dặm thêm vào của ngón Ngọ sát chậu. (cẩn thận đừng lộn với vảy Ẩn Ðịa).

Trong phép xem vảy thì vảy nhỏ ăn vảy to. Vảy bên chân trái ăn vảy bên chân phải.

Yểm Ðịa đóng cả hai chân thì gà có tài hạ địch thủ trong nhang đầu. Nhưng quý Bồ Tát cũng biết rằng khi hai con gà tài gặp nhau thì cuộc đấu có thể sẽ không kết thúc nhanh chóng mà trái lại kéo dài vì những con gà có tài tấn công thường cũng có tài né tránh chịu đòn bền khuya.

Mình đã từng được nghe những mẩu chuyện kể về hai con gà tài đụng nhau mà mỗi con đều đã có thành tích hạ đối phương trong nhang đầu lại không thể hạ được nhau cho tới nhang cuối để rồi hoà nhau nhưng khi về thì sáng ra cả hai đều lăn ra chết.

Người xưa giải thích rằng những con Thần Kê không phục nhau và chúng không bỏ chạy tuy trong mình mang nội thương và lục phủ ngũ tạng đã nát bấy nên sau khi kết thúc trận đấu thì quy tiên.


Quản gà mà có rãnh ở giữa tạo ra bởi hai hàng vảy Thành và Quách nổi cao lên như hình vẽ này thì gọi là Hàm Rập, vảy này tốt.

Hàm Rập đúng như Bebi mô tả nên còn gọi là "Lòng Ống Máng". Dâu Săn là vảy có mũi nhọn như mũi tên đâu lại với nhau trông giống như hình hột bắp. Gà có vảy Dâu Săn đá đau đòn lắm.
Tiếp theo là phần khảo sát về vảy hậu.

No Hậu

Theo như các Sư Kê lão luyện thì họ chú ý tới hàng hậu nhiều hơn là hàng tiền. Nếu hàng tiền đựơc xem như hàng vảy chứa đựng tài nghệ cho các đòn tấn công thì hàng hậu được xem như hàng thủ thế của gà. Tiền tốt mà hậu bần thì hỏng. Hậu tốt mà tiền bần thì vẫn có thể xài tạm.

Gà có hàng hậu no nê và chạy dài từ gối xuống tới cựa hoặc sâu hơn đều được xem là tốt. Con nào vảy hậu xuống không tới cựa hoặc nát hoặc khiếm khuyết đều bị loại bỏ.


119. Thất hậu đoản thẳng một đường, 

Đoản Hậu
Vảy hậu xuống chưa tới cựa như hình vẽ này thì xấu, không nên đem ra Kê Trường.


120. Lại thêm chia gối chán chường ối a !

Nát Gối
Hàng hậu xuống tới hoặc quá cựa nhưng sát gối mà nát như hình vẽ này thì cũng xấu. Không dùng được.


Kém Hậu

Hàng hậu xuống tới cựa nhưng vảy hậu nhỏ lăn tăn yếu ớt như hình vẽ thì được xem là kém hậu, cũng không nên dùng.


Khai Hậu
Hàng hậu có một vảy nứt ra cũng không xài được ngoại trừ hai trường hợp sau đây:

1. Bể Biên 

Hàng Quách cũng có một vảy bể ra thì gọi là "Bể Biên Khai Hậu" là cậu gà nòi. Ấy là điềm lành. Bể biên đây không phải là bể hàng biên mà là một vảy ở hàng Quách bể ra. Bể hay khai cũng đồng nghĩa. Câu "Bể biên khai hậu" hơi tối nghĩa và dễ hiểu lầm. Phải chi sách vở gọi là "Bể Quách Khai Hậu" thì ít có ai hiểu lầm.

2. Quấn Cán

Kê Kinh có chép:
"Rằng mà khai hậu nhỏ to
Mà có quấn cán chẳng lo chút nào."

Hàng tiền có thêm một vảy Vấn Cán, (còn gọi là Quấn Cán). Vảy vấn cán là một vảy dài vấn ngang quản từ Thành qua Quách. (Tựa như vảy Án Thiên hoặc Phủ Ðịa nhưng địa điểm là từ hàng vảy thứ tư trở xuống và trên cựa.)


Đa Hậu
Hàng hậu xuống tới cựa nhưng bị chia ra thành hai hoặc ba hàng vảy thì thất cách nên còn gọi là thất hậu


Bác Mộng Lang, coi trong sách của bác có nói về vảy Tam Tần không? QNC không rành ve drawing lắm nên không thẻ vẽ cho bà con coi được. Tam Tần la hàng vảy độ của con gà hai chân đều có 3 hàng chạy đều từ trên xuống. Những con gà này rất khôn, dân Sài Gòn thường hay nói là: Tránh, Né, Canh, Cặp.

Bác cỏ thể bình luận thêm về vảy này nhé
-------------------------------------------------------------------

Tiếp tục kê kinh diễn nghĩa thì:

121. Ai ơi áp khẩu chỉ ra, 
122. Tài hay lụn bại thêm là phí công. 

Có hai tài liệu về vảy Áp Khẩu. Theo nhiều tác giả danh tiếng (Mộng lang xin tạm giấu tên) thì vảy Áp Khẩu là ở ngón Thới có một hàng vảy bình thường đột nhiên có một vảy chia đôi thành hai vảy. Nhưng tài liệu hình vẽ vảy áp khẩu như vậy không đúng như Kê Kinh.


Tài liệu thứ hai về vảy Áp Khẩu của tác giả Vũ Hồng Anh thì vảy Áp Khẩu là đường chỉ chẻ ra và sổ dài từ gối xuống chậu và đổ ra rãnh giữa ngón Nội và ngón Chúa (điểm B) hoặc sổ xuống rãnh giữa ngón Chúa và ngón Ngoại (điểm A) theo như câu "hoặc ngoại hoặc chính trung tâm". Hình này Mộng lang vẽ phỏng theo hình của tác giả Vũ Hồng Anh.

Kê Kinh chép :

Áp khẩu đường chém chẻ hai, 
Đóng trên các vảy xổ dài xuống ngay. 
Ấy vảy nó chỉ ra rày. 
Vảy ấy là nó như bày cây kim. 
Hoặc ngoại hoặc chính trung tâm, 
Nuôi thì tốn lúa lại thêm thua tiền. 

Theo Kinh thì hình vẽ vảy Áp khẩu của tác giả Vũ Hồng Anh có phần chính xác hơn. Mộng lang xét thấy chính xác hơn chứ bản thân mình chưa từng thấy qua nên không dám kết luận. Theo như trong kinh thì vảy này là một đường chỉ chém băng qua các vảy như một cây kim. Có lẽ nó phải là một đường chỉ thẳng băng thì đúng như trong kinh hơn.

Gà có vảy Áp Khẩu là gà xấu, không thể đem ra trường được.


123. Đôi chân thủy được như sông, 
124. Vảy khô như chết móng rồng phải kiêng. 

Vảy chân của gà chọi mỏng và trong như mặt nước sông thì ra đòn rất nhanh. Gà có vảy trong và mỏng thì dùng cho gà cựa thì tốt. Đối với gà đòn thì nên chọn vảy khô và lởm chởm như vảy gà chết vì gà có vảy khô tuy ra đòn chậm nhưng đá đau thấu xương.

Kê Kinh có câu :

Bất câu xanh xám trắng ngà, 
Ðường đất cho nhỏ vảy mà cho trong....... 
Khai mương vảy dóng khô vi 
Chơn như gà chết võ thuần chẳng sai. 

Vảy trong và mỏng thì đường đất phải cho nhỏ, vảy khô thì Thành và Quách phải nổi cao (còn gọi là hàm rập hoặc khai mương) thì mới tốt.

Cũng theo Kê Kinh thì :

...Vảy đóng cho mỏng chân dày phân ba 
Ngón dài nhỏ thắt tằm nga. 
Đường đất như chỉ đóng xà cựa kim. 
......Cho hay là thể thuần văn 
Địch cùng võ thể mười phần toàn công. 

Và :

.....Vảy thời to kịch hình dung võ toàn, 
Đá thời động địa kinh thiên, 
Sánh cùng văn thể thủ thành đặng đâu. 

Xem thế thì gà chọi có vảy khô như vảy gà chết thì thuộc dòng Võ. Gà có vảy mỏng và trong như mặt nước sông thì thuộc dòng Văn. Văn quan ăn võ quan. Tuy nhiên, tất cả còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác

Khi một con thần kê thác đi thì các Sư Kê thường giữ lại cặp chân gà để nghiên cứu. Chân gà chết lâu ngày thì thịt teo và vảy khô lởm chởm. Đoạn này mô tả vảy khô như vảy gà chết là vậy.


Mình không có tài liệu về móng rồng mà chỉ có tài liệu về vảy rồng thôi.
Vảy gà xếp lên nhau theo hình thức "Nhân Tự" 人 là gà quý.
Theo Hán văn thì:

Nhân = người
Tự = chữ.

Gà có vảy nhân tự xếp lên nhau trông giống như Chưởng".


125. "Tam Tài" đòn quý đòn thiêng,

No comments:

Post a Comment