Sách tướng gà đá - Đạo kê diễn nghĩa ( Hồi 9 )


125. "Tam Tài" đòn quý đòn thiêng, 
126. Nó hay quăng đá bất kiêng chẳng nề. 

Vảy Tam Tài đã được mô tả trong những trang trước. Ngoài ra, khi vảy phủ địa mà có ba cái thì nó đựơc gọi là Tam Tài Phủ Địa, 3 vảy Huyền Châm thì gọi là Tam Tài Huyền Châm v.v.
Gà đá quăng là nạp đòn mà không cần phải núm đầu hay lông đối thủ.

127. Chân nào tứ trụ đa thê, 
128. Đòn hay hiểm hóc vỗ về nước khuya, 

(Theo ít nhất là 2 danh sư thì vảy Tứ Trụ là 4 vảy dặm ngang cựa mà chia đều nhau, không vảy nào lớn nhỏ. Tài liệu vảy Tứ Trụ của các danh sư kém phần chính xác, hình vẽ chưa hợp lý, bổn Tự cần phái thuộc hạ đi nghiên cứu thêm.

129. "Lạc ma hàm cốc" cũng khuya, 
130. Còn như ám chỉ ra tia độc đòn. 

Vảy Lạc Ma Hàm Cốc là một vảy có hình tròn thuộc hàng Quách nằm dưới cựa. Theo như Ðạo Kê thì gà có vảy này rất bền nước khuya.

Gà có vảy này ưa bay cao, đá mép, đá hầu và đá tạt rất giỏi.

Ám Chỉ tức là Nguyệt Ám Chỉ. Ðường chỉ này nhỏ xíu quấn ngang sát gối từ Quách qua Thành hình ánh trăng lưỡi liềm. Gà có chỉ này ra đòn độc địa na ná như phép Nhất Dương Chỉ của nhà họ Ðoàn . Chỉ này còn đựơc gọi là Chỉ Nguyệt Anh. Theo một vài danh sư thì gà có chỉ này rất may độ.




131. Xuyên thành hổ trảo nhiều con, 
132. chém như dao cắt địch bon chạy dài. 

Xuyên Thành là hai vảy dưới cựa sát nhau của hàng Thành có đường nứt. Ðịa điểm của vày này là khoảng dưới cựa. Gà có Xuyên Thành tung đòn nặng nề đủ làm gãy cổ đối thủ.

Nếu vảy Xuyên Thành mà nằm ở hàng Quách thì nó có tên là Phả Công, (có nơi gọi là Tả Công). Gà có Phả Công chuyên đá tạt rất hung dữ.

Theo danh sư Phan Kim Hồng Phúc thì vảy hổ trảo là chân gà có vảy lốm đốm xanh, đen, hoặc đỏ. Gà có vảy này đá chắc đòn. Mộng lang không có tài liệu hình vẽ của vảy này.


133. Cẳng nào vấn án hoành khai, 
134. Khôn lanh như chớp chẳng sai nhiều đường. 

Có ít nhất là 3 sự dị biệt giữa các danh sư về vảy Vấn Án Hành Khai.

Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì vảy Vấn Án Hành Khai là 1 vảy vấn có 1 đường nứt ở giữa, vảy này nằm tại cựa hay từ cựa tới chậu thì tốt hơn nằm ở quản gà.

Xem ra thì vảy này gần giống vảy Lộc Ðiền Tự nhưng khác nhau ở đường đất chia đôi. Lộc Ðiền Tự có đường đất chia đôi. Vấn Án Hành Khai cũng có đường chia đôi nhưng chỉ là đường nứt.


135. "Hổ đầu" "hắc bạch" phải thương, 

Hổ đầu có thể là Hổ Ðầu Nhâm - ngón chúa có nhiều vết đốm khoang nhỏ li ti. Gà có Hổ Đầu Nhâm ra đòn cực mạnh từ nước hai đổ đi.


Ngoài ra, ngón chúa có một dặm nhỏ ở vảy đầu tiên sát móng thì gọi là Hổ Đầu. Cũng tại điểm này mà có vảy Nhân Tự thì gọi là Nhân Tự Ðầu Hổ. Tất cả đều là vảy của gà dữ.


Hắc tức là Hắc Hổ Thới. Các ngón của hai chân đều có móng trắng duy ngón Thới có móng đen cả hai chân thì gọi là Hắc Hổ Thới. Gà này giao tống mạnh.


Bạch tức Bạch Ðầu Chỉ. Tất cả các móng đều đen duy ngón chúa của cả hai chân có móng trắng. Gà có Bạch Đầu Chỉ có biệt tài song phi và đá tạt.


Vảy này gởi riêng cho Nhị Ca.
Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì Độ Tam Tằng là độ có hai hàng kẽm kèm theo hộ vệ hai bên. Một hàng kẽm ở bên hàng Quách và một hàng kẽm ở bên hàng Hậu.

Nếu nhìn từ sau cựa của gà và đi theo chiều kim đồng hồ vòng ra phía trước thành một vòng tròn thì chúng ta sẽ có những hàng vảy như sau:

Độ/Kẽm/Quách/Thành/Biên/Hậu/Kẽm/Độ.

Và như thế thì chúng ta trở lại vị trí ban đầu là Độ.
Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì gà có độ tam tằng rất tốt.

 Nguyên văn bởi vuagasaigon
Mộng Lang cho em hỏi là vảy đâu đầu khác vấn án hoành khai chỗ nào vậy?
Sự khác biệt gữa hai vảy Vấn Án Hành Khai và Ðâu Ðầu là "đường nứt ở giữa".
Khi gà còn nhỏ thì vảy Vấn Án Hành Khai chỉ là một vảy vấn (quấn). Nhưng khi trưởng thành hoặc về già thì có đường nứt chia đôi vảy vấn nên gọi là Vấn Án Hành Khai. Còn vảy Ðâu Ðầu thì ở giữa chỉ là đường đất bình thường. (không phải đường nứt.)

Có khá nhiều dị biệt giữa các danh sư về hình thức của vảy này nhưng Mộng lang chỉ chọn làm tài liệu những vảy nào có hình thức đúng như tên gọi hoặc đúng như Kê Kinh mô tả mà thôi.

Tên gọi của vảy Vấn Án Hành Khai theo bổn sư hiểu thì là một vảy quấn (Vấn) bị nứt (Khai) một đường (Hành), trấn ngự phía trước (Án).

Tiếp tục Ðạo Kê thì:

136. Như thương "ẩn địa" "giáp cương" là thường. 

Vảy Ẩn Ðịa nằm ẩn ở dưới vảy Phủ Ðịa. Vảy Phủ Ðịa là một vảy vấn nằm dưới tất cả các vảy của quản gà. Khi khẽ lật mí vảy Phủ Ðịa lên thì sẽ thấy vảy Ẩn Ðịa nếu có.

Lưu ý: Ðừng lộn vảy Ẩn Ðịa với vảy Yểm Ðịa.

Mộng Lang không có tài liệu của "giáp cương".


137. Nhật thần hổ khẩu khai vương, 
138. Chỉ tài võ nghệ cao cường phải ra. 

Theo Kê Kinh thì vảy Nhật Thần là vảy có thể chống đỡ được đao thương.
Nhật thần vảy đóng ở đâu,
Nó đóng ngang cựa để hầu phòng thương........

Cũng theo Kê Kinh thì hình thức của vảy Nhật Thần là một liên giáp có đường nứt ở giữa như câu:
Liên giáp hai vảy dính liền
Liên giáp nứt giữa, nhựt thần rất hay.

Có sách cho rằng vảy Nhật Thần có hình tròn. Nhưng Kê Kinh chỉ nói rằng vảy Nhật Thần là một Liên Giáp đóng tại hàng Quách do hai vảy dính liền nhau (giống như Hổ Khẩu) nhưng có thêm đường nứt ở giữa mà thôi.

Bất kể vảy Nhật Thần có hình tròn hay ngũ giác nhưng điểm quan trọng là phải có đường nứt ở giữa và đóng ngang cựa. Nếu không có đường nứt ở giữa hoặc đóng nơi khác thì không phải là Nhật Thần.

Chiến kê có vảy Nhật Thần ra đòn long trời lở đất. Ðường nứt ở giữa của vảy tựa như một lời cảnh cáo cho những địch thủ chán sống.


137. Nhật thần hổ khẩu khai vương,
Vảy Nhật Thần và Hổ Khẩu đều là Liên Giáp Nội đóng tại cựa. Liên Giáp Nội là hai vảy ở hàng Quách dính liền nhau không có đường đất ngăn đôi.

Vảy Hổ Khẩu không có đường nứt chia đôi.


137. Nhật thần hổ khẩu khai vương,
Vảy Khai Vương là 4 vảy vấn đóng ở giữa chậu và có một đường khai (nứt) chạy băng qua vảy thứ hai và ba. Ðường nứt tạo ra chữ Vương 王

Kê Kinh viết:
Khai vương giữa chậu hai bên
Chẳng sớm thì muộn không quên đòn tài.

Vảy Khai Vương phải đóng dưới cựa và càng sát chậu càng tốt. Vảy Khai Vương mà đóng trên cựa thì thất cách.

Có sách mô tả vảy Khai Vương đựơc tạo ra bởi hai vảy vấn chứ không phải 4 vảy vấn. Mộng lang chọn dùng loại 4 vảy vấn vì bản thân đã từng đựơc xem qua, loại 2 vảy vấn bị trùng tên với vảy Gạc Thập.

Có một số Sư Kê không thích vảy Khai Vương vì tuy rằng vảy này là vảy tài nhưng gà lại ít gặp may.


Vừa đọc qua thấy ML giải thích về vẩy đâu đầu , nói thực thì tên vẩy mình không biết nhiều , chỉ nhìn thì mới biết thôi, nhưng theo mấy tay chơi gà ngoài này nói thì vẩy đâu đầu như ML nói khác cơ, đâu đầu là 1 chùm vẩy chụm đầu vào nhau , đâu đầu vào nhau (khác với các vẩy chụm vào nhau hình hoa thị , hình hoa thị xoáy trên gối , hay dính vào nhau hình chữ vương thì lại là gà tài) , vẩy đâu đầu là 4 vẩy hoặc 8 vẩy hay nhiều hơn đâm đầu sát vào nhau cơ, nếu đóng trên gối thì lại càng chán hơn. 
nếu nói đến đường nứt không thì có 4 loại nứt: 
- nứt ngang : 1 vẩy quấn có thêm 1 đường nứt lõm xuống như vết chém ngang 
- nứt dọc : 1 vẩy quấn có thêm 1 đường nứt lõm xuống như vết chém dọc 
- nứt hình chữ thập : 1 vẩy quấn có thêm 2 đường nứt lõm xuống như dấu cộng ấn vào. 
- nứt hàng nội (vết chém dọc vào 2 vẩy hàng nội, hay vết rạch hình chữ chi trên 1 vẩy to) , nếu nứt hàng ngoại thì phá cách , ít dùng. 
cả bốn loại nứt trên thì gà hay đặc biệt là nứt hình chữ thập là tốt nhất, nhưng tất cả chỉ nứt trên 1 vẩy to thôi hoặc vết chém dọc trên 2 vảy hàng nội. 
Như vậy vẩy khai vương không phải là 1 vẩy to có vết chém hình chữ vương, mà là 6 vẩy riêng rẽ dính lại (dính lại khác với đâu đầu lại hay khác với vết chém trên một vẩy lõm xuống) tạo thành vẩy to hình chữ vương (nhìn qua như 1 vẩy to nhưng là 6 vẩy dính lại nhưng cũng không phải là 1 vẩy to thực có vết chém chữ vương), gà cực hay, ngoài này gọi là vương giáp , đứng đầu các vẩy tài , cực quý vì không dễ gì người đời lại gọi là vương giáp đâu, các cụ ngày xưa đã gọi cái gì là vương thì không phải thứ vừa.

Còn nhật thần thì cũng có cả nhật thần chỉ nữa phải không? đã là mắt trời thì chắc phải có 2 mắt tròn to và đẹp nữa chứ.... tôi cũng chưa nhìn thấy con gà nào có vẩy này cả, nên cũng không biết hay thế nào, tôi đang nuôi con ô chân xanh , có vẩy phủ địa 1 chân, đang hi vọng vào nó nhiều mà không biêt thế nào..

Theo thiển nghĩ của tôi là như vậy không biết có đúng không, vì tôi ra sới thấy nhiều con gà cựa nhật nguyệt , thậm chí phủ địa giáp vẫn thua là thường do vậy mà gà chọi không thể nói chuyện bằng vẩy được, còn phải do nuôi mà tạo ra dũng , do cách đánh giá về đối thủ của gà và cách nghép gà mà tạo ra trí , do tông gà mẹ và khí thế của gà cha hun đúc để lưu tông, giữ danh mà tạo ra uy, do ẩn tướng và tài riêng của nó mà tạo ra võ, do may mắn và do 1 số yếu tố khác nữa mà tạo ra lợi, tuy nhiên những con gà hay thì đều có vẩy hay, nhưng có vẩy hay chưa chắc là con gà hay..... 
Xét ra gà chọi các cụ nhà ta ngày xưa ngồi cả ngày xem lối , xem từng cước ,cũng để chiêm nghiệm những gì mình biết mà thôi.

Đa số sách kinh kê QNC đọc thì đa số là nói về mặt tiền ít nói về hàng vảy độ. 

-Vảy Tam Tần: có 3 hàng vảy độ (cả 2 chân) chạy dài từ gối xuống chốt cựa. Theo QNC được biết thì những con gà này rất khôn (thuờng thì loại gà tránh né), và rất may độ. 

-Hoa Mai: o hàng vảy độ có một vảy ở giữa 5 cái vảy nhìn giống bông hoa. Những con gà có bông mai thường thì có chân hiểm đá chết địch thủ. 

Bác Mông Lang có thể nào vẽ giúp em được không. Tại vì em không biết vẽ minh hoạ.

Khi tìm được đến đây thì thầy Mộng Lang đã quảy gánh ngao du sơn thủy rồi hả ! BaLoi đọc bài Đạo Kê được thầy ML diễn nghĩa rất tài tình. Lấy làm phục lắm vì BaLoi chơi gà cũng đã lâu, ngày còn bên VN cũng có nghe mấy tay Sư Kê nói về cuốn sách Đạo Kê này nhưng chưa hề thấy qua. BaLoi nghe mấy sư phụ chơi gà nói lại là ông chủ gà Mai Lĩnh, một tay chơi gà rất nổi tiếng ở miền Nam trước 1975. Mai Lĩnh là tên của Mai Lĩnh Ấn Quán, nhà xuất bản , in sách. Tay Mai Lĩnh này chơi gà cũng là bậc sư, có con gà mái lưỡi đen đúc ra nhiều con gà chinh chiến ăn nhiều trận nổi tiếng, dân Sài gòn, Biên Hòa đều biết tiếng. !!! 

Có 1 trận gà của Mai Lĩnh thua gà BaLoi rất độc đáo !!!

Vảy Nhật Thần là do chữ "Nhật" (日) tức mặt trời đóng ngay cựa. Vảy này là một liên giáp có dạng hình chữ nhật như chữ Hán. và có đường nứt ở giữa giống như chữ "Nhật". Nhật Thần có nghĩa là Mặt trời mọc buổi sớm. 

Vảy Hổ Khẩu (miệng cọp) là do chữ Hán "Khẩu" (口) là miệng. Đây cũng là vảy liên giáp đóng ngay cựa. Tuy nhiên ít khi nào chúng ta có thể tìm thấy gà có lọai vảy này đóng vuông vức vì còn phụ thuộc vào đường chia của vảy bên hàng "Thành". Do đó không phải bắt buộc là vuông góc hòan tòan như hai chữ "Nhật" và "Khẩu" trong chữ Hán.

No comments:

Post a Comment